Home Kiến thức Website 7 yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn 2022?

7 yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn 2022?

by Thạch Phạm
Published: Last Updated on
A+A-
Reset

40% người dùng sẽ bỏ đi nếu trang web mất hơn 3 giây để tải trang và theo dữ liệu riêng của Google từ Google Analytics cho thấy tốc độ thoát của khách hàng đến từ nguyên nhân là trang web tải chậm. 

Đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại điện tử, chúng ta có thấy rất rõ vai trò của tốc độ tải đối với các doanh nghiệp này.  

Bài viết trước, AZDIGI đã có nói về tầm quan trọng của tốc độ với website. Ở bài viết này, AZDIGI sẽ cùng các bạn tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website 2022?  

Tốc độ trang là gì? 

Tốc độ trang là tốc độ mà mỗi trang trên trang web của bạn tải và được đo bằng giây. Tốc độ của các trang web sẽ bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài những yếu tố như kết nối Internet, hiệu suất máy chủ, thiết bị bạn đang sử dụng, trình duyệt và số lượng người đang truy cập vào web nằm ngoài tầm kiểm soát thì vẫn có những yếu tố bạn có thể kiểm soát được. 

Vì vậy các chủ sở hữu trang web nên đầu tư thời gian và công sức trong việc tối ưu hóa trang web để đảm bảo nó hoạt động tốt nhất và có tốc độ tải trang nhanh nhất. 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn 2022 

1. Hình ảnh chưa được tối ưu  

toi uu hinh anh

Các hình ảnh không được tối ưu hóa thường là lý do phổ biến nhất đằng sau một trang web chậm. Hình ảnh có độ phân giải cao, kích thước lớn có thể tiêu thụ nhiều băng thông trong khi tải. 

Định dạng hình ảnh là một yếu tố quan trọng bạn nên xem xét. Ví dụ, hình ảnh JPEG có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các định dạng hình ảnh khác như PNG hoặc GIF. Vì thế, trang web của bạn sẽ có thể tải nhanh hơn nếu bạn đang sử dụng hình ảnh JPEG thay vì PNG/GIF. 

Với một số hình ảnh lớn, hãy thử nén và thu hẹp hình ảnh trước khi đưa chúng lên, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và không gian cho việc tải và lưu trữ. 

2. Các trình duyệt và plugin không được tối ưu hóa 

Tốc độ trang có thể bị ảnh hưởng bởi các trình duyệt, plugin và ứng dụng không được tối ưu hóa, vì vậy nên kiểm tra trang web của bạn trên tất cả các trình duyệt để kiểm soát được tốc độ và xem nguyên nhân để có những cách khắc phục kịp thời. 

3. Quá nhiều quảng cáo 

quang cao qua nhieu

Quảng cáo ngoài việc làm giảm trải nghiệm của khách hàng khi truy cập trang web, thì nó cũng có thể làm chậm trang web của bạn. Tác động rõ ràng nhất của việc quá tải trang web do quảng cáo là việc bổ sung các yêu cầu HTTP, trang web của bạn sẽ phải cần thêm thời gian để xử lý những yêu cầu đó.Vì vậy bạn nên cân nhắc giới hạn số lượng quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo hiển thị để đảm bảo hiệu suất tốt hơn cho trang web của bạn.  

4. Các vấn đề về JavaScript  

JavaScript/jQuery hỗ trợ rất tốt cho các nhà phát triển web trong việc tạo ra các tương tác trên website một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu được triển khai không chính xác, JavaScript có thể làm tê liệt tốc độ tải trang của trang web. Vì phải mất nhiều thời gian để JQuery & JavaScript thực hiện xong quá trình. Và trên thực tế, trong WordPress, kết xuất JavaScript là một trong những vấn đề WordPress phổ biến nhất gây ra sự chậm trễ trong việc tải trang. 

5. Quá nhiều nội dùng Flash 

Mặc dù Flash là một công cụ tuyệt vời để thêm tính tương tác vào trang web của bạn, nhưng nó cũng có thể làm chậm tốc độ tải trang của bạn. Nội dung Flash có kích thước càng cồng kềnh và kích thước tệp càng lớn, thì trang web của bạn sẽ càng chậm. Việc giảm kích thước của các tệp flash của bạn hoặc loại bỏ hoàn toàn nó sẽ cải thiện tốc độ tải trang của bạn đáng kể. Nếu bạn muốn làm cho trang web của mình nhanh hơn, bạn nên tìm HTML5 để thay thế nội dung flash hiện có của bạn. 

6. Bộ nhớ đệm

bo nho dem 

Bộ nhớ đệm được biết là công cụ rất tốt để cải thiện hiệu suất của các trang web, bộ nhớ đệm cho phép bạn lưu trữ các điểm dữ liệu được sử dụng thường xuyên trong bộ nhớ được lưu trong bộ nhớ cache. Để bất kỳ yêu cầu tiếp theo nào có cùng một nội dung sẽ được phục vụ từ bộ nhớ được lưu trong bộ nhớ cache. Điều này giúp tăng tốc toàn bộ quá trình truy xuất dữ liệu. Bằng cách triển khai bộ nhớ đệm và bộ nhớ đệm phía máy chủ của Trình duyệt/HTTP, bạn có thể trải nghiệm một sự cải thiện lớn trong hiệu suất của trang web của bạn. 

7. Dịch vụ hosting, VPS hay máy chủ 

Trong trường hợp nếu bạn đã thử sửa tất cả các nguyên nhân ở trên mà tốc độ tải trang vẫn chậm thì đó là lỗi của nhà cung cấp và đây là dấu hiệu cho thấy bạn phải làm việc lại với nhà cung cấp của bạn hoặc nên chuyển đổi nhà cung cấp lưu trữ mới có thể giải quyết vấn đề này cho bạn.
Lưu ý, khi tìm kiếm dịch vụ lưu trữ, bạn nên lựa chọn dịch vụ lưu trữ phù hợp để đảm bảo đáp ứng được quy mô, phạm vi doanh nghiệp và nội dung sẽ lưu trữ trên trang web đó. Đồng thời nhà cung cấp dịch vụ đó cần uy tín và cam kết hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng khi bạn cần. 

Đặc biệt bạn cũng nên lựa chọn nhà cung cấp đa dạng gói dịch vụ với nhiều phân khúc, để có thể dễ dàng nâng cấp khi cần. 

AZDIGI là một lựa chọn tuyệt vời và bạn có thể khám phá các dịch vụ AZDIGI tại đây

5/5 - (1 vote)

Tham gia nhóm hỗ trợ Server - Hosting

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay

Bài viết cùng chuyên mục

AZDIGI – Không chỉ là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Web Hosting và Máy chủ, chúng tôi mong muốn mang lại những kiến thức bổ ích nhất và luôn cập nhật thường xuyên cho cộng đồng người đam mê thiết kế website, công nghệ,…

Vui lòng không sao chép nội dung nếu chưa xin phép. Designed and Developed by PenciDesign