Home Kiến thức Website 6 lỗi tối ưu hóa tốc độ WordPress hàng đầu cần tránh

6 lỗi tối ưu hóa tốc độ WordPress hàng đầu cần tránh

by Thạch Phạm
Published: Last Updated on
A+A-
Reset

Có bao giờ bạn tự thắc mắc “Tại sao trang web WordPress của bạn bỗng nhiên trở nên chậm chạp” Và một trang web nhanh thực sự sẽ trông như thế nào? Tốc độ trang web là một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng cao thứ hạng của website và thu hút khách hàng vào trang web của bạn. Thế nhưng, thực tế tốc độ của các website hầu hết đều sẽ không như ta mong muốn. Vậy đâu là vấn đề?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số lỗi phổ biến của các nhà phát triển WordPress có thể làm hỏng cơ hội đạt được thứ hạng cao hơn của webiste trên các công cụ tìm kiếm và cách để bạn khắc phục nó. 

Sau đây là 6 lỗi tối ưu hóa tốc độ trên wordpress mà bạn hay gặp phải và cần tránh.

1. Không giảm thiểu các tệp CSS, và JavaScript trong WordPress

Việc tối ưu hóa mã cho một trang web giúp loại bỏ tất cả các mã không mong muốn khỏi các phần HTML, CSS và JS bao gồm các dòng, nhận xét hay khoảng trắng. Bằng cách này, trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng cải thiện thời gian tải.

Vậy làm thế nào để giải quyết nó?

Một nghiên cứu gần đây khi phân tích 150.000 website đã báo cáo rằng chỉ có 32% trong tổng số 150.000 website đã giảm thiểu các tệp JS, CSS để cải thiện hiệu suất. Để làm được điều này, bạn có thể tìm các theme hoặc các plugin có sẵn để giúp bạn có thứ hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm và cải thiện hiệu suất website.

Có rất nhiều plugin trong WordPress giúp bạn giảm thiểu các tập tin CSS, Javascript cũng như làm nhẹ tập tin HTML như Autoptimize (miễn phí), hoặc WP Rocket được tặng miễn phí bởi AZDIGI.

2. Không tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress

Đây là một trong những nguyên nhân mà rất nhiều nhà quản trị gặp phải khi giải quyết vấn đề tối ưu hóa, bởi vì hình ảnh sẽ là nguyên nhân chính cho website bị chậm nếu như trên web sử dụng nhiều hình ảnh.

Thường với các hình ảnh được tự chụp, người dùng luôn mắc một lỗi cơ bản đó là không giảm kích thước hình ảnh trước khi đăng tải lên website, vì đa phần các hình ảnh được chụp bởi điện thoại hoặc máy ảnh kỹ thuật số đều có kích thước khá lớn, nhưng trên webiste đều phải bị co lại cho vừa với độ phân giải màn hình nên một tấm ảnh kích thước lớn sẽ không thể hiển thị đầy đủ.

Vì vậy lý tưởng nhất, là luôn giảm kích thước hình ảnh vào khoảng tối đa 1000px cho chiều rộng, không nên sử dụng ảnh lớn hơn.

Ngoài ra, hình ảnh trên website cũng nên cần được tối ưu dung lượng bằng cách nén hình ảnh qua chuẩn lossless để giảm dung lượng hình ảnh một cách đáng kể nhưng không làm suy hao chất lượng hình ảnh mà có thể nhận biết qua mắt thường.

Và cuối cùng, website nên có tính năng tải ảnh bằng kỹ thuật LazyLoad, nghĩa là khi cuộn trang tới đâu thì ảnh sẽ tải tới đó để tránh tải hết ảnh trên cùng một trang nhưng khách hàng đôi khi không xem hết.

Một số plugin cho WordPress hỗ trợ tối ưu hoá hình ảnh như:

  • EWWW Image Optimizer – Giảm dung lượng hình ảnh.
  • Lazy Load – Tải ảnh với kỹ thuật Lazyload.
  • WP Smush Pro – Plugin trả phí nhưng được tặng miễn phí bởi AZDIGI, có tính năng giảm kích thước hình ảnh, nén dung lượng hình ảnh và lazyload.

3. Không lưu vào bộ nhớ đệm trong WordPress

Trên các website WordPress hiện nay, chúng ta đều nên sử dụng công nghệ lưu website vào bộ nhớ đệm giúp người dùng truy cập vào website luôn nhanh hơn.

Bộ nhớ đệm (cache) là một kỹ thuật giúp lưu nội dung của website tại một thời điểm nào đó, thành một tập tin HTML và lưu vào bộ nhớ. Khi người dùng truy cập, thay vì website phải xử lý lại từ đầu thì chỉ cần truy xuất tập tin bộ nhớ đệm này ra ngoài, từ đó để khách hàng truy cập nhanh hơn.

Một số plugin hỗ trợ bộ nhớ đệm khá tốt mà bạn có thể lựa chọn sử dụng như:

  • WP Fastest Cache: Đây là plugin lưu bộ nhớ đệm miễn phí và dễ sử dụng, cũng như cấu hình đơn giản nhất. Dành cho website tin tức, blog.
  • W3 Total Cache: Plugin lưu bộ nhớ đệm miễn phí, nhưng cấu hình phức tạp hơn dành cho người chuyên, hỗ trợ tốt các website từ đơn giản đến các website bán hàng.
  • WP Rocket: Plugin lưu bộ nhớ đệm trả phí tốt nhất hiện nay, cấu hình sử dụng đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả, nhiều tính năng kèm theo như tối ưu hoá tập tin CSS, Javascript, hỗ trợ preload (tạo sẵn) tập tin cache để đảm bảo mọi truy cập vào luôn nhanh nhất.
Plugin WordPress Rocket

Plugin WordPress Rocket

4. Sử dụng dịch vụ Web Hosting chất lượng

Một trong những lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ của website đó là việc lựa chọn dịch vụ Web Hosting kém chất lượng. Hiện nay với ra đời của nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Web Hosting cả trong và ngoài nước, người dùng có rất nhiều lựa chọn về mức giá, nhu cầu sử dụng với các yếu tố công nghệ, hỗ trợ trong dịch vụ.
Tuy nhiện, hiện nay để đánh giá một dịch vụ web hosting chất lượng, các nhà quản trị có thể đánh giá đầu tiên dựa theo tiêu chí về các công nghệ được tích hợp trong dịch vụ như Litespeed Webserver, ổ cứng SSD và NVMe. Đây là một trong những công nghệ phần cứng mạnh mẽ và mới nhất hiện nay. Mang lại sự trải nghiệm vượt trội về tốc độ cho website.
Ngoài ra đối với các website thương mại điện tử với lưu lượng truy cập lớn, cần độ chịu tải mạnh, các nhà quản trị cần chọn những dịch vụ với những công nghệ mạnh mẽ hơn như các dòng chip Intel Xeon Gold hoặc Platinum được tích hợp trong dịch vụ. Ngoài ra gói dịch vụ đó cần được thiết kế riêng với những công nghệ hàng đầu dành cho website doanh nghiệp.
Hiện nay trên thị Việt Nam, AZDIGI là nhà cung cấp duy nhất tích hợp chip Intel Xeon Platinum trong dịch vụ Turbo Business Hosting cùng những công nghệ hàng đầu thế giới.
Bên cạnh yếu tố công nghệ, thì dịch vụ support khách hàng cũng là yếu tố quyết định và đánh giá chất lượng của một dịch vụ. Để khách quan hơn, các quản trị web có thể tham khảo trên các diễn đàn review về công nghệ để có những trải nghiệm chân thực và xứng đáng khi lựa chọn một dịch vụ cho website của mình.

5. Sử dụng các phiên bản PHP cũ trong WordPress

PHP được sử dụng làm ngôn ngữ mã hóa phía máy chủ cho tất cả trang web WP. Nó là một mã đang phát triển với rất nhiều phiên bản PHP được nâng cấp. Khi phiên bản PHP của bạn càng hiệu quả thì cơ hội để trang web của bạn hoạt động nhanh sẽ cao hơn.

VÌ vậy bạn nên cập nhật thường xuyên các phiên bản PHP mới nhất, chúng thường sẽ khắc phục những khuyết điểm của phiên bản cũ và mang lại cho trang web của bạn sự khác biệt lớn hơn về tốc độ.

6. Không kiểm tra tốc độ trang web WordPress thường xuyên.

Các nhà quản trị thường mắc lỗi trong việc không kiểm tra tốc độ trang web. Vì thế hãy khắc phục điều này bằng cách kiểm tra  định kỳ và lặp đi lặp lại vào một số thời điểm như sau: 

  • Bạn đang cài đặt các theme hay plugin mới vào trang web 
  • Khi cập nhật các tính năng nâng cao hoặc thực hiện các thay đổi trong mã.

Điều này sẽ giúp bạn hiểu được các yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn và tìm cách khắc phục nó.

Xem thêm nhiều bài viết nữa tại đây: https://huongdan.azdigi.com/

Đánh giá

Tham gia nhóm hỗ trợ Server - Hosting

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay

Bài viết cùng chuyên mục

AZDIGI – Không chỉ là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Web Hosting và Máy chủ, chúng tôi mong muốn mang lại những kiến thức bổ ích nhất và luôn cập nhật thường xuyên cho cộng đồng người đam mê thiết kế website, công nghệ,…

Vui lòng không sao chép nội dung nếu chưa xin phép. Designed and Developed by PenciDesign