Nội dung
Chứng chỉ SSL là giải pháp bảo mật thông tin người dùng trên website, tăng uy tín của website trong mắt người dùng là điều hiển nhiên đã được công nhận. Có thể nói, SSL giúp website hỗ trợ giao thức HTTPS là một tiêu chuẩn bắt buộc cho các website hiện nay, nếu muốn được người dùng tin tưởng và các cỗ máy tìm kiếm đánh giá cao.
Cách thức hoạt động của SSL bao gồm xác thực đối tượng, mã hóa thông tin, mang đến cho website sự bảo mật tuyệt đối mà không bất kì một phương thức bảo mật nào có thể làm được. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên tắc và nhiệm vụ hoạt động của SSL.
Cách thức SSL hoạt động
Để thiếp lập được một giao dịch an toàn, SSL phải thực hiện dựa trên nhiều nguyên tắc nhằm đảm bảo được tính bảo mật, xác thực toàn vẹn tránh bị xâm nhập bởi đối tượng thứ ba bao gồm:
- Xác thực: điều này đảm bảo tính xác thực 2 đầu của bên kia kết nối và người sử dụng trang web để truyền thông tin.
- Mã hóa: đảm bảo độ an toàn của các thông tin được truyền đi không bị hacker hoặc có bên thứ 3 xâm nhập.Thông tin sẽ được mã hóa và chỉ có người nhận và người gửi mới có thể đọc được.
- Toàn vẹn dữ liệu: đảm bảo thông tin được truyền đi đầy đủ, không bị thay đổi hay có bất kì sai lệch so với thông tin gốc mà người nhận đã gửi trước đó.
Nhiệm vụ bảo mật của SSL
Vì SSL được thực hiện bởi một chuỗi thủ tục từ việc xác thực đến mã hóa thông tin vì thế nó phải trải qua nhiều thủ tục đã được chuẩn hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo mật sau:
Xác thực máy chủ
Đây là yếu tố quan trọng với người dùng cho phép người dùng xác thực được máy chủ đang muốn kết nối để tránh bị giả mạo chứng chỉ, lúc này phía trình duyệt người dùng sẽ thông qua các kỹ thuật mã hóa công khai để xác định chứng chỉ (certificate) và public key (khoá công khai) của máy chủ có giá trị và được cấp bởi một CA (Certificate Authority) trong danh sách các CA uy tín không? Một số CA uy tín như Sectigo, GogetSSL, Geotrust, Rapid…v.v.
Xác thực client kết nối
Khi đã nhận được thông tin chứng chỉ ở bước trên từ máy chủ, trình duyệt sẽ tiến hành đối chiếu giá trị khoá công khai có khớp với máy chủ hay không để tiến hành mã hoá dữ liệu.
Mã hoá kết nối
Những kết nối không có SSL, mọi thông tin sẽ được truyền theo một cách thuần túy và dễ bị xâm nhập bởi bên thứ ba. Nhưng khi được trang bị, tất cả các thông tin trao đổi giữa server và client sẽ được mã khóa nhằm nâng cao khả năng bảo mật trên đường truyền.
Điều này rất quan trong đối với những giao dịch riêng tư của máy chủ và máy khách. Ngoài ra các thông tin truyền còn được bảo vệ nhà cơ chế tự động phát hiện các xáo trộn hay thay đổi trong dữ liệu (đây được gọi là thuật toán băm-hash algorithm).
Lời kết
Hiện nay SSL đang ngày một trở nên phố biến hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên việc có quá nhiều lựa chọn giữa các nhà cung cấp cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải đắn đo và suy nghĩ.
AZDIGI hiện đã trở thành một trong các đại lí uy tín của các nhà cung cấp SSL được CA công nhận, vì thế bạn có thể lựa chọn SSL phù hợp với các tiêu chí của website nhằm đảm bảo tính bảo mật cao nhất.