Nội dung
Một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả không chỉ nằm ở việc tạo ra một nội dung hay, phù hợp mà còn là việc áp dụng các cách hay các kỹ thuật giúp nội dung được tiếp thị hiệu quả và mang lại lợi ích cao hơn. Nofollow và Dofollow là các liên kết bạn cần biết để tạo ra một chiến lược tiếp thị nội dung tốt.
Hãy cùng AZDIGI tìm hiểu sự khác biệt giữa liên kết Nofollow và Dofollow, cũng như cách sử dụng các liên kết một cách hiệu quả cho SEO.
Cách xây dựng các liên kết trong SEO
Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa Nofollow và Dofollow, chúng ta cần phải hiểu rõ cách thức hoạt động của việc xây dựng liên kết trong SEO.
Việc một trang web hay blog nhận được một liên kết mới sẽ giúp tăng thứ hạng của nó trong Google, liên kết chính là cách giúp ta tiếp cận và là cơ hội để các website hay blog tìm đến các độc giả mới. Nhờ đó sẽ giúp khách hàng của bạn có thể tìm đến bạn một cách dễ dàng, đồng thời giúp bạn định vị tốt hơn trong việc tìm kiếm trên Google.
Thông thường thuật toán Google sẽ xác định các liên kết bên trong và bên ngoài trỏ đến website của bạn và nếu có nhiều liên kết thì nó sẽ tự động hiểu rằng đây là 1 trang web/blog tốt và tất nhiên nó sẽ tự động đề xuất khi có những tìm kiếm liên quan. Và đây là mục đích chính của việc SEO.
Tuy nhiên có phải liên kết nào cũng thực sự tốt cho trang web của bạn? Hãy tìm hiểu điều này qua 2 liên kết Dofollow và Nofollow nhé!
Liên kết Dofollow là gì?
Liên kết Dofollow là những liên kết cho phép Google và các công cụ tìm kiếm khác trỏ đến liên kết đó từ trên trang đang đặt liên kết. Khi bạn chèn 1 liên kết dofollow trên trang web của mình, nó có thể trỏ lại cho bạn.
Điều này có nghĩa là trang hay bài đăng có sử dụng liên kết dofollow sẽ được xem xét trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.
Lưu ý: Khi chèn các liên kết ngoài vào blog, bạn hãy đảm bảo các liên kết được chèn phải đến từ những trang web uy tín, được đánh giá cao bởi người dùng và đáng tin cậy.
Liên kết Nofollow là gì?
Ngược lại với Dofollow, Nofollow là liên kết mà bạn có thể chèn nhưng chúng lại không trỏ đến bạn. Chúng cũng không làm tăng thứ hạng trang web hoặc có vị trí SERP tốt hơn.
Các trang web có liên kết nofollow có thẻ HTML tương tự như:
<a href=”https://www.nameofthesite.com/” rel=”nofollow”> Link Text </a>.
Thẻ này đóng vai trò như một cảnh báo cho các công cụ tìm kiếm, để nhằm loại bỏ và không xếp hạng với những người đã liên kết với nó trên trang web của bạn.
Bạn có thể sử dụng công cụ SEMRush để biết được liên kết nào là nofollow hay dofollow nhằm cân nhắc trước khi chèn chúng vào nội dung trên website của bạn.
Vậy tại sao mọi người lại để trang web hay blog của họ dưới dạng Nofollow?
Sau khi đã tìm hiểu sự khác biệt của 2 liên kết này chắc bạn cũng đã hiểu vì sao các công ty hay chuyên gia thường hay để trang web hay blog của họ dưới dạng nofollow, vì liên kết này sẽ có lợi cho người liên kết và các bên được liên kết
Điều này sẽ hạn chế được việc các trang web xấu trỏ đến website của bạn và làm website của bạn xấu hơn từ đó định vị SERP của bạn cũng sẽ giảm xuống. Ngược lại thì liên kết dofollow lại giúp website của bạn được trỏ bởi những trang web tốt và giúp bạn được Google đánh giá cao hơn
Dù là Nofollow hay Dofollow thì những liên kết này đều có những lợi ích của nó, vì thế qua bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn phân biệt được vai trò cũng như cách sử dụng. Nhờ đó mà có thể đặt các liên kết này vào đúng chỗ giúp hỗ trợ cho việc SEO tốt hơn.