Home Kiến thức Hosting Những tính năng của BBR trong Litespeed QUIC và HTTP/3

Những tính năng của BBR trong Litespeed QUIC và HTTP/3

by Thạch Phạm
Published: Last Updated on
A+A-
Reset

Theo thông tin được cập nhật từ trang chủ của LiteSpeed, hiện nay trên các phiên bản phần mềm bao gồm LiteSpeed Webserver 5.4.2, Web ADC 2.6.0 và OpenLiteSpeed 1.6.1 đều đã được tích hợp công nghệ thuật toán kiểm soát tắc nghẽn BBR (Bottleneck Bandwidth and Round-trip propagation time). Thế nhưng ít ai biết được những lợi ích và tính năng của chúng. Hãy cùng AZDIGI tìm hiểu những tính năng của thuật toán BBR trên LiteSpeed Webserver nhé.

BBR

Kiểm soát tắc nghẽn cho LiteSpeed QUIC và HTTP/3 

BBR  (Bottleneck Bandwidth and Round-trip propagation time) là thuật toán kiểm soát tắc nghẽn được phát triển tại Google. Thuật toán này có thể sử dụng trong máy tính, điện thoại, kể cả máy tính bảng với điều kiện là có kết nối với internet. 

Trong giao thức TCP, BBR hứa hẹn kiểm soát các tắc nghẽn tốt hơn và cũng có thể sử dụng trong giao thức QUIC (Quick UDP Internet Connections) vốn đang được sử dụng trên các dịch vụ Hosting của AZDIGI khi sử dụng HTTPS.

Trước và sau khi sử dụng BBR
Trước và sau khi sử dụng BBR

Hiện nay BBR đã được triển khai trong các nhân Linux trên 4.9. Tuy nhiên, nó đã được hiển thị để yêu cầu tinh chỉnh cẩn thận trong các tương tác.

Những tính năng nổi trội của BBR

1. Chống mất gói tin (packet loss).

Trong quá trình chuyển dữ liệu, chúng ta có thể gặp một số các rủi ro như việc các gói dữ liệu có thể bị tắc nghẽn hay mất gói tin do nhiễu sóng vô tuyến. Lúc này các BBR dựa trên thuật toán tắc nghẽn giúp phân biệt giữa các tổn thất giả và tắc nghẽn thực sự. Từ đó giúp duy trì tốc độ truyền tránh bị tắc nghẽn hay làm mất dữ liệu trong khi truyền.

Điều này có thể nhận thấy rằng, BBR có thể cung cấp một hiệu suất bền vững ngay cả khi phải đối mặt với các điều kiện mạng dưới mức tối ưu.

2.Giảm độ trễ đến mức tối thiểu.

BBR giúp theo dõi băng thông tắc nghẽn, kiểm tra định kì trong thời gian khứ hồi tối thiểu. Việc theo dõi và tính toán này giúp hạn chế được tình trạng thắt cổ chai “Bottleneck”.

Bên cạnh những ưu điểm, BBR cũng lộ ra một số hạn chế nhất định như việc hoạt động kém trên các bộ đệm nông (shallow buffers) trên đường dẫn và có thể không công bằng (not be fair) đối với các flows khác. Ngoài ra một hạn chế lớn của BBR là chỉ hoạt động hầu hết trên các băng thông có sẵn.

Tuy nhiên theo một nguồn tin của Google thì những vấn đề này sẽ giải quyết trong BBR v2 – Một phiên bản mới đang được nghiên cứu và phát triển.

Kết Luận

So với thuật toán kiểm soát tắc nghẽn Cubic, BBR là một công cụ kiểm soát tắc nghẽn khá mới lạ với 2 ưu điểm lớn đó là hạn chế việc mất tối đa dữ liệu và độ trễ thấp. Với LiteSpeed, BBR có thể được tận dụng để cung cấp năng lượng cho máy chủ, kết nối Google QUIC và HTTP/3.

Nếu bạn cần tham khảo kỹ hơn về sự khác biệt giữa thuật toán BBR và Cubic thì có thể tham khảo thêm tại đây.

Tại AZDIGI, tất cả gói dịch vụ Hosting đều sử dụng LiteSpeed Webserver Enterprise với phiên bản mới nhất cập nhật liên tục mỗi ngày, để khách hàng luôn có các trải nghiệm tốt nhất. Qua đo lường của AZDIGI, việc tải trang sẽ nhanh hơn khoảng 20% – 30% khi bật thuật toán BBR trên các máy chủ Hosting.

Vì thế, AZDIGI đã sử dụng các tính năng BBR trên tất cả các dịch vụ có tích hợp LiteSpeed để mang đến hiệu quả tối ưu nhất trong việc trải nghiệm của khách hàng.

5/5 - (1 vote)

Tham gia nhóm hỗ trợ Server - Hosting

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay

Bài viết cùng chuyên mục

AZDIGI – Không chỉ là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Web Hosting và Máy chủ, chúng tôi mong muốn mang lại những kiến thức bổ ích nhất và luôn cập nhật thường xuyên cho cộng đồng người đam mê thiết kế website, công nghệ,…

Vui lòng không sao chép nội dung nếu chưa xin phép. Designed and Developed by PenciDesign